A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Trường Tiểu học Phan Đình Phùng Tổ chức thành công “ Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” năm học 2022-2023

Thực hiện Kế hoạch số 215 /CV- PGD & ĐT ngày 11/4/2023 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thị xã Mỹ Hào về Kế hoạch tổ chức Ngày Sách Việt Nam (21/4) hằng năm trên địa bàn Thị xã Mỹ Hào; Sáng ngày 25/4/2023, Trường tiểu học Phan Đình Phùng Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm học 2022-2023 với sự tham gia của toàn thể CB, GV, HS của nhà trường.

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

    a) Triển khai tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4) trong trường theo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp, qua đó khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; nâng cao nhận thức về văn hóa đọc, khơi dậy lòng ham mê đọc sách, hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức; góp phần xây dựng xã hội học tập. Xây dựng và phát triển phong trào đọc sách, khuyến khích các em học sinh khám phá niềm đam mê đọc sách, hướng tới một xã hội học tập, một nét đẹp trong đời sống xã hội;

b) Tổ chức cho học sinh có một sân chơi lành mạnh, bổ ích, tạo điều kiện cho học sinh được tự do vui chơi và thư giãn. Đề nghị khen thưởng, động viên kịp thời những giáo viên, học sinh có đóng góp tích cực trong công tác xây dựng, phát triển văn hóa đọc trong nhà trường .

c) Nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh đối với việc xây dựng, phát triển văn hóa đọc trong nhà trường.

2. Yêu cầu 

a) Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam với nhiều nội dung, hoạt động phong phú, da dạng, đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu được quy định tại Quyết định số 1862/QĐ-TTg ngày 04/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.

b) Phát huy sức mạnh, sự hưởng ứng tích cực của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh tham gia vào việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc, đồng thời huy động tối đa dạng các nguồn lực xã hội hóa tham gia tài trợ, tổ chức các hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.   

II. NỘI DUNG

1. Tuyên truyền về Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

 a) Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên các phương tiện thông tin của nhà trường với nội dung, hình thức phong phú, dễ hiểu tới toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh.

b) Tập trung tuyên truyền bằng băng zôn, khẩu hiệu, pa nô, áp phích; lồng ghép tuyên tuyền với thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương và của ngành.

2. Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam hằng năm trong nhà trường

Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam theo chủ đề năm  học trong nhà trường theo hướng dẫn của cấp trên, tập trung vào các hoạt động chính sau:

a) Tổ chức Hội sách, tủ sách hoặc phòng đọc sách; các gian trưng bày, giới thiệu sách; đặc biệt là những cuốn sách viết về truyền thống lịch sử anh dũng, cách mạng, giàu lòng yêu quê hương, đất nước của nhân dân Thị Xã Mỹ Hào, sách về sự hình thành, những chặng đường phát triển của địa phương và ngành; giao lưu, tọa đàm giữa các nhà văn hóa, nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ... với công chúng Thị xã Mỹ Hào về sách và văn hóa đọc.

b) Chủ động phát động, tổ chức các phong trào, chương trình quyên góp sách trong học sinh ủng hộ học sinh nghèo hiếu học và xây dựng tủ sách, thư viện trong nhà trường.

 c) Tuyên truyền, khuyến khích cha mẹ học sinh đồng hành, ủng hộ các phong trào xây dựng tủ sách lớp học; tổ chức các hoạt động luân chuyển sách, báo, tài liệu và trưng bày, giới thiệu sách; xây dựng các góc đọc, thư viện cùng học.

d, Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng tìm kiếm thông tin trực tuyến; kỹ năng tiếp nhận và sử dụng tài nguyên thông tin thông qua việc đọc; bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về quản lý vận hành thư viện cho cán bộ thư viện trường học.

 đ) Tổ chức và tham gia các cuộc thi liên quan đến sách và văn hóa đọc: Đại sứ Văn hóa đọc; kể chuyện, vẽ tranh, diễn kịch, thảo luận sách, bình sách, thi tìm hiểu các nhân vật lịch sử, di tích lịch sử theo sách; xếp sách nghệ thuật; tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá sách...

e) Phối hợp chặt chẽ với đơn vị liên quan trong việc xây dựng, kết nối, chia sẻ tài nguyên giáo dục mở đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, suốt đời của cán bộ, giáo viên, học sinh và người dân trong cộng đồng.

g) Tiếp tục phát huy vai trò của hệ thống thư viện trường học, phối hợp với các thư viện công cộng trên địa bàn để tổ chức các hoạt động luân chuyển sách, báo, tài liệu; tổ chức các hoạt động trưng bày, giới thiệu sách cho các cán bộ, giáo viên, học sinh; đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong thư viện, tích cực xây dựng các góc đọc, thư viện cùng học trong các trung tâm học tập cộng đồng, phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng; Tổ chức trao tặng sách và trang thiết bị phục vụ việc đọc sách cho cá nhân tiêu biểu, điển hình trong phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong nhà trường; kết nối các hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc tại các nhà trường với các hoạt động tại địa phương.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm học 2022-2023 của nhà trường diễn ra hoạt động đọc của giáo viên và học sinh được chia làm 6 khu vực:                    

+  Khu trung tâm: BGH, các thầy cô giáo, học sinh.

+  Khối 1: giáo viên và học sinh khối 1.

+  Khối 2: giáo viên và học sinh khối 2.

+  Khối 3: giáo viên và học sinh khối 3.

+  Khối 4: giáo viên và học sinh khối 4.

+  Khối 5: giáo viên và học sinh khối 5.

     Mỗi khu vực đều có nét đặc trưng riêng, tạo không gian đọc ý nghĩa cho giáo viên và học sinh.

 



Tác giả: Trường Tiểu học Phan Đình Phùng
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan